Malware chính là 1 phần mềm mã độc, ác tính có thể gây hại hay các mã độc cho máy tính của bạn. Đây chính là phần mềm do các hacker, tin tặc gây ra nhằm phá hoại hay ăn cắp thông tin của người dùng nhằm 1 mục đích nào đó.
Mục lục
Malware là gì? Các thông tin cần biết về mã độc malware? Tất cả đều có tại bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Khái niệm malware là gì?
Malware - phần mềm độc hại chính là một thuật ngữ mô tả các chương trình độc hại hay mã độc có khả năng cản trở sự hoạt động của hệ thống máy tính bằng cách xâm nhập hay kiểm soát, làm hỏng hay vô hiệu hóa an ninh mạng, máy tính cũng như các thiết bị di động ...
Malware không có khả năng gây hại cho các phần cứng của máy tính nhưng nó có thể đánh cắp thông tin, mã hóa hay xóa dự liệu cũng như thay đổi và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát của các chức năng và theo dõi hoạt động của máy tính của bạn mà không cần sự cho phép của chính bạn.
Cách nhận biết phần mềm độc hại Malware
Một khi điện thoại, máy tính bảng hay pc của bạn bị nhiễm Malware thì bạn sẽ nhận thấy được các dấu hiện sau:
- Máy tính đột nhiên chạy chậm lại, tốc độ load của hệ điều hành cũng giảm đi dù bạn đang sử dụng internet hay sử dụng các ứng dụng máy tính nhẹ.
- Bạn sẽ bị làm phiền bởi các quảng cáo pop-up, và điển hình nhất là quảng cáo Adware.
- Hệ thống máy tính của bạn sẽ gặp các sự cố, bị đóng băng, xuất hiện các BSOD là hiệu ứng màn hình xanh ( đối với hệ điều hành Windows ).
- Dung lượng máy tính của bạn bị giảm đột ngột.
- Hoạt động internet của bạn sẽ tăng cao mà bạn không rõ nguyên nhân nào.
- Tài nguyên máy tính của bạn bị tiêu hao bất thường, quạt máy tính của bạn hoạt động hết công suất gây ra nóng máy.
- Home của các trình duyệt mặc định sẽ bị thay đổi mà không do bạn gây ra. Khi đó các liên kết bạn nhấp vào sẽ bị chuyển hướng bạn đến 1 vài trang mà bạn không mong muốn.
- Ở trên các thanh công cụ, tiện ích mở rộng sẽ xuất hiện thêm các plugin mới được thêm vào trình duyệt lướt web.
- Các ứng dụng diệt virus như avast sẽ bị ngừng hoạt động hay không cập nhật được.
- Đặc biệt nhất thì bạn sẽ nhận được thông báo đòi tiền chuộc từ hệ thống Malware, và nếu như bạn không đưa thì dữ liệu của bạn sẽ bị mất đi.
Nhưng, hiện nay có các trường hợp máy tính của bạn bị nhiễm phần mềm Malware nhưng máy tính vẫn hoạt động bình thường mà không xuất hiện các dấu hiệu cụ thể nào.
Phân loại Malware phổ biến
Adware: chính là quảng cáo Malware, pop-up lên màn hình bạn khi bạn duyệt web, Loại này thường ngụy trang dưới dạng phần mềm hợp pháp hay đi kèm với 1 ứng dụng khác để lừa bạn cài đặt nó.
Spyware: phần mềm gián điệp, có khả năng bí mật quan sát trái phép các hoạt động của bạn khi sử dụng máy tính, sau đó sẽ gửi báo cáo về cho hacker.
Virus: là loại virus thường ẩn nấp trong các chương trình và khi được kích hoạt thì nó sẽ thay đổi các chương trình trong hệ thống hay lây lan bằng các mã code.
Trojan: thường giả dạng ở các phần mềm hữu ích để đánh lừa bạn cài đặt, khi đó bạn sẽ giúp hacker chiếm quyền kiểm soát trái phép máy tính của mình để đánh cắp thông tin hay cài đặt thêm các malware khác.
Rootkit: là loại malware được thiết kế để ẩn khỏi người dùng, khi đó sẽ giúp các hacker chiếm quyển quản trị hệ thống.
Keylogger: có khả năng ghi lại các thao tác của người dùng ở trên bàn phím, sau đó gửi báo cáo về cho hacker các thông tin nhạy cảm như id, password hay thông tin thẻ tín dụng.
Exploits: nó sẽ lợ dụng các lỗi hay lỗ hổng để giúp các hacker có thể dễ dàng kiểm soát hệ thống. Thông thường thì Exploits sẽ liên kết vơi Adware để hiển thị trên web hợp pháp và lừa bạn cài đặt vào chính máy tính của mình.
Hướng dẫn phòng tránh Malware
- Bạn nên cảnh giác với các web có domain kết thúc bằng tập hợp các chữ cái riêng lẻ, và có đuôi không giống như bình thường (.com, .vn hay .org ... ).
- Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu nhiễm Malware của máy tính bạn ngay từ đầu để ngăn chặn sự xâm nhập.
- Bạn nên tránh nhấp vào các quảng cáo pop-up khi bạn lướt web.
- Không nên mở các file lạ có đính kèm trên email.
- Không nên tải các phần mềm, ứng dụng ở trên các website không đáng tin cậy.
- Bạn nên thường xuyên cập nhật hệ điều hành, ứng dụng hay plugin.
- Chỉ nên tải các app có lượt tải lớn và thứu hạng cao từ Google Play hay Apple Store ...
- Không nên tải ứng dụng từ các nguồn bên thứ 3, và nếu như bạn sử dụng thiết bị android thì bạn nên vào: cài đặt -> bảo mật -> tái nguồn không xách định để tránh cài đặt phải các ứng dụng từ bên thứ 3.
- Không nên nhấp vào các liên kết lạ, các liên kết không xác định ở trong email hay văn bản và tin nhắn ..
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về Malware là gì? các dấu hiện nhận biết thiết bị dính Malware. Chúc các bạn thành công.