MSDS là gì ? MSDS được áp dụng cho mặt hàng hoá nào ?

Đăng ký tên miền để nhận ưu đãi ngay hôm nay !
  • .com
    215.000/năm
  • .net
    230.000/năm
  • .top
    85.000/năm
  • .info
    85.000/năm
  • Khuyến mãi
    Số lượng lớn vui lòng Gọi Hotline
    .com.vn
    350.000/năm
  • Khuyến mãi
    Số lượng lớn vui lòng Gọi Hotline
    .vn
    450.000/năm

MSDS là gì ? MSDS được áp dụng cho mặt hàng hoá nào ?

MSDS là các tờ khai hướng dẫn dùng có các mặt hàng hoá chất, thực phẩm, thuốc ... được vận chuyển qua đường air ( đường hàng không ) và sẽ phải qua qua quá trình kiểm tra gay gắt của bộ phận an nình hàng không.
Mục lục
MSDS là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các dịch vụ xuất nhập khẩu đi nước ngoài và hàng hoá chính là hoá chất, thực phẩm, thuốc, chất lỏng ... tác dụng chủ yếu của tờ khai msds chính là bảng hướng dẫn an toàn hoá chất cho sản phẩm đó khi vận chuyển qua đường hàng không. Vậy MSDS là gì ? Tời khai MSDS do bên nào cung cấp ? Mời các bạn cùng tham khảo tại bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về MSDS


MSDS được viết tắt của từ material safety data sheetbảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS là văn bản chỉ ra những thông tin có liên quan đến các thuộc tính của hoá chất đó và sẽ được đi liền với sản phẩm.

MSDS ra đời nhằm mục đích thông tin cho những người tiếp xúc hay làm việc với hoá chất đó, khi đó sẽ thực hiện các trình tự một cách an toàn và xử lý cần thiết nếu như hoá chất đó gặp xự cố.

 

MSDS áp dụng cho mặt hàng hoá nào ?


MSDS sẽ được áp dụng cho các mặt hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, khả năng ăn mòn, hoá chất độc hại .. bởi vì các đặc tính nguy hiểm trong các sản phẩm này và khi đó tờ khai MSDS sẽ giúp cho những người vận chuyển hàng hoá được an toàn hơn trong quá trình sắp xếp hay xử lý khi gặp sự cố nào đó không may xảy ra.

Ngoài ra thì các thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm, thực phẩm dạng bột hay dạng lỏng tuy chúng không phải chất nguy hiểm những trong quá trình vận chuyển qua đường air ( đường hàng không ) thì các cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS, và thông qua đó thì các cơ quan này sẽ xác định được thành phần của chúng có thật sự an toàn đối với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp hay là không.

 
msds la gi2

MSDS do ai cung cấp ?


Các bản tờ khai MSDS sẽ được cung cấp bởi người bán hay các nàh sản xuất bao gồm các công ty sản xuất, công ty thương mại, nhà phân phối, hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi nước ngoài.

Giấy chứng nhận msds sẽ phải có con dấu của công ty và cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:

Phải cung cấp cho từng sản phẩm riêng biệt dù là chúng được nhập khẩu hay là bán để sử dụng.

Tờ khai MSDS không được quá 3 năm trước ngày bán hay ngày nhập khẩu, bởi nếu là nhập khẩu thì phải chuẩn bị được cả 2 ngôn ngữ chính thức.

Người mua bản có bản sao của MSDS hiện tại trước khi nhận sản phẩm đó.

Cần phải cung cấp thông tin cho bên y tế với mục đích chuẩn đoán và điều trị.

 

Vai trò của tờ khai MSDS là gì ?


MSDS chính là nguồn thông tin đáng tin cây giúp đưa ra các phương pháp và cách thức vận chuyển hàng hoá phù hợp nhất, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp cũng như biết cách xử lý nếu như có sự cố xảy ra với kiện hàng này.

MSDS là cơ sở để các tổ chức sử dụng xây dựng môi trường làm việc với hoá chất được an toàn nhất.

Cung cấp các thông tin sơ cứu và nhận biết được các triệu chứng khi chúng phơi nhiễm với hoá chất, kèm theo đó là các cách xử lý trong tình huống cụ thể.

 
msds la gi

Tờ khai MSDS cần phải có những thông tin gì

Tên gọi của hàng hoá: tên thương hiệu, tên gọi hoá học, tên gọi khác kèm với các số đăng ký CAS ...
Các thuộc tính vật lý của hoá chất: màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, điểm nổ, nhiệt độ sôi ...
Thành phần hoá học: công thức hoá học, phản ứng hoá học, phản ứng với các chất axit hay chất oxi hoá.
Đặc tính và các tác động khác đến từ con người: mắt, hệ hô hấp, khả năng gây dị ứng, ung thư ...
Nguy hiểm về cháy nổ: được đánh giá theo thang điểm của NFPA từ 0 -> 4.
Các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc với chất này.
Quy trình thao tác khi làm việc với hoá chất.
Hướng dẫn xử lý trong tình huống bị ngộ độc gây tai nạn khi làm việc với hoá chất.
Hướng dẫn xử lý phế thải có chứa hoát chất, xử lý kho hàng ...
Các tác động xấu đến môi trường xung quanh
Những khả năng và hệ số tích luỹ sinh học BCF
Các quy định về đóng gói tem mác và hình thức vận chuyển

Hi vọng với những chia sẻ trên về bảng tờ khai chỉ dẫn hoá chất MSDS sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về MSDS nhé. Chúc các bạn thành công

Thứ năm - 22/08/2019 10:28


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây