PR là gì? Ưu và nhược điểm của PR trong công việc như thế nào?
PR là từ viết tắt của " Public Relations " chính là quan hệ công chúng, đây là 1 phần của chiến dịch marketing. Vậy PR là gì, ưu và nhược điểm của PR
Mục lục
PR là gì? Ưu và nhược điểm của PR trong công việc như thế nào? Phân loại PR? Tất cả sẽ có tại bài viết dưới đây của theanhgroup.com, mời các bạn cùng tham khảo.
PR là gì?
PR là từ viết tắt của " Public Relations " chính là quan hệ công chúng, đây là 1 phần của chiến dịch marketing, khi đó công việc của pr sẽ lên kế hoạch để giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều khách hàng hơn, làm cho khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình, nhận biết về brand của công ty, và từ đó có thể giúp thay đổi hành vi của khách, giúp công ty tăng thị phần và doanh thu tốt nhất.
Và hiểu một cách đơn giải nhất thì pr là một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hay một bộ phận trong công ty có nhiệm vụ giúp gắn kết các tổ chức doanh nghiệp với khách hàng và với công đồng xã hội.
PR một kênh quảng cáo, truyền thông nhằm mục đích quảng bá hình ảnh của công ty, nhằm giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng xung quanh từ đó giúp cảii thiện cái nhìn tốt của khách hàng đối với công ty.
PR còn chịu trách nhiệm trong việc gắn kết các doanh nghiệp cá nhân với nhau để đặt được những mục đích tốt nhất và họ đang hướng tới.
Phân loại quan hệ công chúng PR
Hiện nay quan hệ công chúng được chia làm 7 phần:
Quan hệ truyền thông: đây là quan hệ có nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ tốt với các tổ chức truyền thông, có vai trò là nguồn nội dung của họ.
Quan hệ nhà đầu tư: có nhiệm vụ xử lý các event của nhà đầu tư, tiến hành triển khai báo cáo tài chính cũng như các hồ sơ pháp lý mà nhà đầu tư, nhà phân tích và khiếu nại.
Quan hệ chính phủ: đây chính là nhóm đại diện thương hiệu cho chính phủ, có liên quan đến các việc thực hiện chính sách như trách nhiệm xã hội của công ty, cạnh tranh công bằng hay bảo vệ người tiêu dùng ....
Quan hệ cộng đồng: bộ phận xử lý các khía cách xã hội của công ty cũng như thiết lập một danh tiếng tốt trong các lĩnh vực như môi trường, giáo dục ...
Quan hệ nội bộ: có nhiệm vụ tư vấn cho nhân viên của công ty về các chính xác, hành động, trách nhiệm.
Quan hệ khách hàng: có nhiệm vụ xử lý các mối quan hệ với thị trường mục tiêu và sẽ dẫn dắt người tiêu dùng đến sản phẩm và dịch vụ của mình. Tiến hành nghiên cứu thị trường để có thể biết được thêm về sở thích, thái độ và ưu tiên của khách hàng.
Truyền thông tiếp thị: giúp hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị liên quan đến công việc ra mắt sản phẩm, các chiến dịch quan trọng, giúp nhân thức tốt về thương hiệu, hình ảnh cũng như vị trí của công ty.
Ưu và nhược điểm của PR
Ưu điểm
Độ tin cậy: Người dùng sẽ tin cậy hơn và thông điệp đến từ một bên thứ 3 có uy tín hơn là một nội dung được quảng cáo tràn lan trên internet.
Phạm vi tiếp cận: Nếu công việc pr tốt thì sẽ giúp bạn thu hút được nhiều người, nội dung của bạn sẽ có thể tiếp cận được nhiều đối tượng nhanh và chính xác hơn.
Chi phí thấp: PR chính là một kỹ thuật tốt nhất về chi phí để có thể tiếp cận được số lượng người dùng lớn hơn so với việc bạn bỏ tiền ra để quảng cáo.
Nhược điểm
Không được quyền điều khiển trực tiếp: PR không giống như các phương tiện quảng cáo tính phí khác, bởi pr không được quyền kiểm soát trực tiếp nội dung được thông qua các phương tiện đã sử dụng, và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất trong việc đầu tư vào pr - quan hệ công chúng.
Rất khó để đo lường thành công: Nếu như bạn hỏi PR có đo lường được không thì admin của theanhgroup sẽ trả lời giúp bạn -> đương nhiên là có nhưng nó không thể rõ ràng và chính xác tốt.
Không đưa ra kết quả đảm bảo: Nội dung thông cáo báo chí của bạn sẽ không được đảm bảo mức độ chính xác bởi các dịch vụ tổ chức không có trả tiền cho dịch uvj này, cho nên nếu như bạn sử dụng thì bạn phải biết phương tiện truyền thông xuất bản nội dung đó phải thật uy tín và nội dung đó sẽ có thể thu hút được đối tượng mục tiêu của bạn.
Hi vọng với những chia sẻ trên về pr là gì? sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về quan hệ công chúng. Chúc các bạn thành công.